Hội
nghị do Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tổ chức trong hai
ngày 20-21/6 với sự tham gia của các học giả và giới làm chính sách
nhiều nước, cả Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ…
“Hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam”
Trong bài phát biểu cuối ngày thảo luận đầu tiên
20/6, TNS John McCain nói với kinh nghiệm gần như cả cuộc đời làm việc
về vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD), ông chia sẻ mối lo
ngại về khả năng Biển Đông trở thành một điểm nóng.
Vài năm trở lại đây, Biển Đông đã có sự leo thang căng thẳng. Tình hình đòi hỏi phải “nói chuyện thẳng thắn” giữa các bên.
Vị TNS Mỹ chỉ rõ: “Nguyên do chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho
việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc chính là
“hành xử mang tính hiếu chiến” và “yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" của
Trung Quốc ở Biển Đông”.TNS McCain: Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển". |
Theo ông John McCain, tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong
việc định dạng sự phát triển khu vực CA-TBD trong thế kỉ này. Và Mỹ cần
can dự tích cực.
Ông cũng nhắc lại thực tế Trung Quốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa
trên các “quyền tự phong” ngay cả ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việt Nam và
Philippines.
Cái mà Trung Quốc gọi là bản đồ đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U bao gồm
tất cả các đảo trên Biển Đông, và vùng nước bao quanh 200 hải lý với
các đảo đều gọi là vùng lãnh hải cũng không dựa trên luật pháp quốc tế,
TNS Mỹ nói.
Cách giải thích luật quốc tế của Trung Quốc làm cản trở tự do hàng hải, tạo nên cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.Duy trì cân bằng chiến lược ở châu Á là lợi ích quốc gia của Mỹ
TNS John McCain cũng đặt thẳng vấn đề, sẽ không ít
người Mỹ đặt câu hỏi, tại sao người Mỹ lại phải quan tâm đến chuyện này,
trong khi bản thân Mỹ đã can dự vào 3 cuộc chiến và kinh tế trong điều
kiện bất ổn?
Ông lý giải, trước hết vì sự gắn kết kinh tế, khu
vực Đông Nam Á (ĐNA) là nguồn cung quan trọng về lao động và tài
nguyên, mang lại lợi ích cho nhiều người Mỹ.
Nhưng lớn hơn là vấn đề chiến lược. Cán cân chiến lược đang nghiêng về châu Á, với nhiều quốc gia đang nổi, trở nên mạnh và giàu có hơn.
“Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì một cân bằng chiến lược phù hợp ở khu vực quan trọng này”, ông John McCain nói. Ông lưu ý, nếu một nước có thể “bắt nạt” nước khác, áp đặt các yêu sách chủ quyền của mình bằng việc sử dụng vũ lực, nó sẽ biến Biển Đông thành vùng biển không thể qua lại đối với các tàu thương mại và tàu quân sự, bao gồm cả của Mỹ…
Việc này sẽ làm suy yếu luật pháp quốc tế. Các nước mới nổi có thể phô diễn sức mạnh bằng vũ lực và các biện pháp hòa bình không thể bảo vệ được ai. Sẽ đến một ngày Hải quân Mỹ không thể qua lại và hoạt động an toàn ở Tây TBD.
Giúp ASEAN tăng sức mạnh hải quân
TNS John McCain cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông: giải quyết bằng đàm phán đa phương. Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc đàm phán như vậy.
Ông cũng nói rõ, vấn đề Biển Đông chủ yếu là quan
hệ của Trung Quốc với láng giềng, không phải là chuyện quan hệ Mỹ-Trung,
tuy nhiên, Mỹ cần tiếp tục làm rõ chỗ đứng của Mỹ về việc những tuyên
bố nào Mỹ ủng hộ, tuyên bố và hành động nào thì không, kế hoạch hành
động của Mỹ để ủng hộ các đồng minh nhất là trong quan hệ với
Philippines.
Theo ông John McCain, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN
giải quyết những khác biệt của chính mình, để tăng đoàn kết trong nội
bộ ASEAN trong xử lý với Trung Quốc“.
“Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau. ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất”.
Hơn nữa, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo
đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên
biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an
ninh hàng hải".
Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần “tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên
bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để có thể đáp trả lại bất kì
mối đe dọa nào”.Hơn nữa, vì lý do an ninh, đảm bảo cho hoạt động của hải quân Mỹ, đã đến lúc Quốc hội Mỹ phải quyết định có nên sớm thông qua Công ước luật Biển. Mỹ cũng cần đánh giá lại kế hoạch bố trí quân sự ở Guam và Nhật Bản, không phải để rút đi, mà để tăng cường cam kết của Mỹ về an ninh khu vực.
Mỹ cũng cần tiếp tục đầu tư cần thiết cho năng lực quân sự của Mỹ, đặc biệt là hải quân đảm bảo duy trì vị thế dẫn đầu về sức mạnh quân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét