VietNam Military Power

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ để làm gì?

 Mỹ vì lý do tài chính buộc phải cắt giảm kinh phí đóng tàu cho hải quân, còn Trung Quốc khởi động những chương trình mới để tăng cường số và chất lượng hải quân của họ.

Mục đích chủ yếu của Bắc Kinh, theo các nhà phân tích phương Tây, là rõ ràng: Trung Quốc trong tương lai sẽ cố giành vị trí cường quốc hải quân hàng đầu của Mỹ, đúng hơn là họ sẽ cố hất cẳng Mỹ khỏi đại dương thế giới. 

Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS ở London, có thể coi việc công ty Hudong-Zhonghua Shipbuilding bắt đầu đóng ở Thượng Hải tàu đốc đổ bộ lớp 071 thứ tư có lượng giãn nước 20.000 tấn là bằng chứng khẳng định điều dod. Các tàu lớp này là tàu có trọng tải lớn nhất trong số các loại tàu được thiết kế và đóng tại Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện đang tiếp tục chạy thử không được tính vì nó là tàu cũ do Liên Xô thiết kế, được mua lại từ Ukraine và chỉ được đóng hoàn thiện và nâng cấp tại Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu đổ bộ lớn gồm các tàu trọng tải lớn cho thấy rõ ý đồ tăng cường sức mạnh hải quân. Nếu cần tiến hành các chiến dịch quân sự “phẫu thuật” thì không thể không dùng các tàu đổ bộ”, chuyên gia hàng đầu của IISS Christian Le Mière nhận định. 

Theo các đồng nghiệp của Le Mière, Trung Quốc ‘đang chuẩn bị làm gia tăng căng thẳng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà theo dự báo khu vực này sẽ trở thành một trong những trung tâm xung đột quốc tế chủ yếu trong những thập niên tới. 


Những người ủng hộ quan điểm này tìm thấy bằng chứng xác nhận ở việc thay đổi học thuyết quân sự của Trung Quốc vốn trước đây chủ yếu tập trung vào các hành động trong điều kiện phát sinh căng thẳng ở khu vực eo biển Đài Loan. 

Hiện nay, sự can thiệp của hải quân có thể cần đến trong các tình huống tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, cũng như trong tình huống tranh chấp do những yêu sách của Trung Quốc đối với các quần đảo nguồn giàu tài nguyên năng lượng ở Biển Đông mà Việt Nam, Philippines và các nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền. 

Nhận thấy khả năng các tranh chấp lãnh thổ ở đây trong tương lai có thể bị giải quyết bằng quân sự, Mỹ đang vội vã triển khai tại “ngã tư hàng hải” này các binh đoàn tàu đổ bộ của mình đóng tại Singapore và không loại trừ là cả ở Philippines.

Câu trả lời có thể của Trung Quốc, theo các chuyên gia ở London, sẽ là tung các tàu đốc đổ bộ 071 đến khu vực này. 

Chương trình đóng tàu đổ bộ Trung Quốc trù tính đóng 8 tàu này. Tàu đầu tiên Côn Luân Sơn (Kunlunshan) lớp 071 hiện đã được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc và đóng ở Ấn Độ Dương. 

Với sự gia tăng tiến độ đóng tàu, có thể dự đoán rằng, tàu thứ ba và tàu thứ tư lớp 071 có thể được nhận vào trang bị ít nhất trong 5 tháng tới.

Mỗi tàu lớp này có khả năng chở đến 800 quân, có thể sử dụng các xuồng đệm khí bố trí trong khoang ụ tàu để đổ quân lên bờ biển, cũng như một trực thăng trên hạm.

Hải quân Trung Quốc từ lâu đã không còn là quân chủng kém phát triển, chỉ dùng để phòng thủ bờ biển. 

Theo thông tin của Mỹ, trong biên chế của hải quân Trung Quốc hiện có 75 tàu chiến các lớp chính, được trang bị tên lửa hiện đại các loại, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ vừa và lớn và gần 85 tàu tên lửa nhỏ. 

Học thuyết quân sự Trung Quốc xác định tiếp tục phát triển hải quân, để nếu cần còn bảo đảm an ninh cho 800.000 công nhân Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như bảo vệ hạm đội thương thuyến dân sự với số lượng đang liên tục tăng của họ. Hiện nay, công nghiệp đóng tàu Trung Quốc được coi là đứng thứ ba thế giới, đẩy Hàn Quốc khỏi vị trí này.

Các chuyên gia IISS cho rằng, việc tăng tốc độ đóng và đưa vào sử dụng các tàu đổ bộ lớp 071 còn có lý do là các tàu này sẽ thể hiện sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương tốt hơn các chiến hạm. 

Chẳng hạn, có thể sử dụng chúng hiệu quả khi tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp, điều các tàu Hạm đội 7 Mỹ đã thể hiện vào năm 2004 tại Ấn Độ Dương. 

Việc các tàu này tham gia cứu trợ dân chúng các nước ven biển chịu thảm họa sóng thần đã cho phép Mỹ giành thiện cảm của các nước này, cũng như cải thiện vị thế của họ tại khu vực quan trọng chiến lược này.
  • Nguồn: Arms-Tass, 16.2.12.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét