VietNam Military Power

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Hải quân Mỹ với hạm đội 300 tàu chiến

Hải quân Mỹ đã đệ trình Quốc hội Mỹ xem xét kế hoạch 30 năm phát triển hải quân.
Independence (navy.mil)
Vào năm 2019, dự kiến tăng số lượng tàu của Hải quân Mỹ từ 282 lên 300 tàu. Trong tương lai dài hạn, đến năm 2042, số lượng tàu dự định hạn chế ở mức 298 chiếc. 

Chi phí đóng tàu hàng năm từ năm 2013-2042 sẽ là 16,8 tỷ USD. Mỹ đã cắt giảm kế hoạch đóng tàu trong 30 năm đi 10 chiếc và từ bỏ việc mua thêm các tàu cao tốc JHSV. Trước đây, đã dự kiến tăng số lượng các tàu này lên đến 23 chiếc. 

Vào năm 2040, trong biên chế Hải quân Mỹ sẽ còn 10 tàu sân bay, chứ không phải 11 chiếc như dự kiến một năm trước đó. Vào năm 2037, dự kiến số lượng tàu ngầm được tăng lên đến 50 chiếc. Năm ngoái, Mỹ muốn tăng số lượng tàu ngầm chỉ đến 45 chiếc vào cuối thập niên 2030.
14 tàu ngầm hiện có dự định đến năm 2022 được thay bằng các tàu ngầm mới lớp SSBN(X). Từ năm 2033, Hải quân Mỹ bắt đầu mua sắm các tàu ngầm SSN 774(X) để thay thế các tàu ngầm lớp Virginia. 

Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, vào năm 2030, dự định bắt đầu mua sắm các tàu chiến ven bờ thế hệ mới LCSX. Số lượng tàu chiến ven bờ thế hệ 1 LCS thuộc 2 loại dự định tăng lên đến 20 chiếc, còn LCSX dự định sẽ mua sắm 10 chiếc.
  • Nguồn: Lenta, 29.3.2012.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Dự báo ngân sách quốc phòng Việt Nam 2011-2016

Cơ quan dự báo toàn cầu iCD Research dự đoán ngân sách quốc phòng Việt Nam trong giai đoạn năm 2011-2016 sẽ là 18,6 tỷ USD.

Theo nguồn tin, sự đầu tư ngân sách quốc phòng xuất phát từ mong muốn gia tăng khả năng làm chủ công nghệ quốc phòng, bởi so với một số nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia, thì ngành công nghiệp – quốc phòng Việt Nam có phần chậm chạp.
Dưới đây là những nhận định của iCD Research về kế hoạch quốc phòng Việt Nam trong những năm tới:Cơ hội, thách thức và chiến lược hội nhập giai đoạn 2011 – 2016
Việt Nam dự kiến sẽ tăng chi tiêu ngân sách cho an ninh quốc gia. Với vị trí địa lý có tầm quan trọng chiến lược, Việt Nam tiếp giáp với vùng Biển Đông rộng lớn, là nơi có tuyến hàng hải từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương được xếp vào hàng “nhộn nhịp” bậc nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, sự gia tăng các mối lo ngại an ninh như xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, nạn cướp biển, buôn bán người cũng như buôn lậu… đang gây ra những thách thức tiềm tàng cho an ninh quốc gia.
Những yếu tố này tất yếu Việt Nam sẽ cần phải đầu tư để mua các trang thiết bị quân sự hiện đại, tăng cường khả năng làm chủ công nghệ quân sự…, xây dựng và củng cố các cơ sở hạ tầng giám sát biên giới và các cơ sở hạ tầng quan trọng để có thể đủ sức bảo vệc chủ quyền, biên giới lãnh thổ cũng như sẵn sàng đối phó với bất cứ tình huống nào có thể xảy ra.
Trong khi đó, khả năng tự cung tự cấp của ngành công nghiệp – quốc phòng Việt Nam chưa đạt được nhiều thành tựu, Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu vũ khí, trang thiết bị từ nước ngoài để tăng cường tiềm lực.
Hiện Nga là nước có vai trò chủ yếu trên thị trường nhập khẩu quân sự Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 2006 – 2010. Dự đoán, trong những năm tiếp theo, họ (Nga) vẫn sẽ tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu của mình trong việc cung cấp các thiết bị quân sự cho Việt Nam.
Dù chưa đạt được nhiều thành tựu quốc phòng nổi bật, nhưng Việt Nam cũng đang đầu tư khoản ngân sách khá lớn cho ngành công nghiệp – quốc phòng trong nước, và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong năm 2011, Việt Nam liên tục công bố những thành tựu quân sự mới của mình như chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp , nâng cấp, cải tiến súng trường tấn công AK-47, cải tiến xe tăng T-54/55 , chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ 2 để lắp trên xe tăng… và đặc biệt là Việt Nam đã hạ thủy thành công một tàu pháo tự chế theo thiết kế của nước ngoài ).
“Nếu đem so sánh tàu pháo mà Việt Nam tự đóng so với các tàu chiến hiện đại ngày nay, vẫn còn cách biệt khá xa. Tuy nhiên, bước đầu họ đã làm được như vậy đã là một thành công”, tác giả báo cáo, ông Noam Eshel bình luận.
Tác giả này còn nhận xét, Việt Nam thực hiện một chính sách xây dựng mối quan hệ thân mật với các nước láng giềng và các nước phương Tây, một phần tăng cường mối quan hệ gắn bó và có được tiếng nói lớn hơn trên thế giới. Chính sách này đã mang lại hiệu quả cho Việt Nam, và nhất là tạo ra những cơ hội mới cho việc mở rộng hợp tác của ngành công – nghiệp quốc phòng của họ.
Hiện tại và tương lai, Việt Nam đang tích cực mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như đàm phán mua cả trang thiết bị vũ khí của các nước phương Tây như Israel, Canada, Pháp… Việt Nam sẽ không chỉ mua và sử dụng vũ khí của Nga mà còn mong muốn đa dạng các loại vũ khí trang bị hiện đại trong quân đội.
Báo cáo của iCD Research cho biết, theo thống kê, ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 là 3 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỷ USD vào năm 2015 (tăng 2 tỷ USD). Hiện tại là khoảng 19,13%, trong giai đoạn dự báo sẽ tăng trưởng ở tốc độ CAGR 14,32%. Sự tăng trưởng chi tiêu quốc phòng này là phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế “khá ổn định” của Việt Nam.
Theo báo cáo, trong suốt giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã phân bổ 31% ngân sách quốc phòng cho đầu tư ngành công nghiệp – quốc phòng và 69% để mua các trang thiết bị vũ khí của nước ngoài.
Tuy nhiên, trong thời kỳ dự báo 2011-2016, tổng ngân sách quốc phòng được đầu tư trong nước sẽ tăng trung bình lên tới con số 35%, tức là Việt Nam sẽ chú trọng nhiều hơn cho ngành quốc phòng trong nước. Điều này được lý giải là Việt Nam đang cố gắng để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và đã lên kế hoạch cho một số chương trình mua sắm trong giai đoạn tới.
Chi tiêu quốc phòng đã tăng nhẹ trong năm 2009 và 2010, khi Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận để mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 và 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga. Thế nhưng, tốc độ này còn khá khiêm tốn, tính theo GDP tăng trưởng thì trong năm 2011 chiếm 2,5% và đến năm 2015 dự đoán tăng lên 2,8% so với tổng thu nhập quốc nội.
Tổng cộng, dự đoán Việt Nam sẽ chi tiêu khoảng 18,6 tỷ USD cho lực lượng vũ trang trong giai đoạn dự báo, trong đó sẽ có khoảng 6,4 tỷ USD được phân bổ cho đầu tư ngành công nghiệp – quốc phòng trong nước.
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng và đầu tư mạnh hơn cho ngành công nghiệp – quốc phòng trong giai đoạn 2011 – 2016. Ảnh máy bay Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Chi tiêu cho an ninh trong nước được iCD Research thống kê là chiếm 19,27% trong giai đoạn 2006 – 2010 và dự kiến sẽ tăng trưởng ở tốc độ 12,90% trong giai đoạn dự báo, tức là sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2015.
Trong giai đoạn dự báo, các nhà sản xuất thiết bị an ninh nội địa sẽ gia tăng các sản phầm có khả năng cạnh tranh, an ninh tại các sân bay, cảng biển cũng sẽ được tăng cường để ngăn chặn nạn buôn bán ma túy và buôn lậu.
Việt Nam cũng có ý định đầu tư vào các thiết bị giám sát biên giới như công nghệ CCTV và các hệ thống nhận dạng sinh trắc học. Hơn nữa, nhu cầu tăng được kỳ vọng cho việc cung cấp các thiết bị để bảo vệ cho an ninh lãnh thổ, an ninh hàng hải và các cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam.
Nga vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí chính cho Việt Nam
Khả năng sản xuất quốc phòng trong nước của Việt Nam được báo cáo là kém phát triển, như một hệ quả của sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị nước ngoài (OEM) để đáp ứng những nhu cầu quân sự của mình.
Trong suốt giai đoạn vừa qua, Nga nổi lên như một nhà cung cấp các phần cứng quân sự lớn nhất cho Việt Nam, cung cấp tới 93% tổng sản phẩm nhập khẩu quân sự của Việt Nam, sau Nga là Ukraina với 6% và Romania, Israel mỗi nước chưa tới 1%.
Trong năm 2010, Nga chiếm tới 98% tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Việt Nam, các thiết bị quân sự được Nga cung cấp chủ yếu bao gồm các tàu chiến mặt nước, tên lửa và máy bay.
Trong giai đoạn dự báo, mối quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự Việt – Nga sẽ được tăng cường, các hợp đồng quân sự có thể giảm bớt nhưng không đáng kể.
Việt Nam đang muốn tiếp cận với các công nghệ quân sự hiện đại của Nga như công nghệ đóng tàu chiến, chế tạo tên lửa hành trình… thông qua việc mua giấy phép, hợp tác sản xuất và mua dây chuyền công nghệ.
Tăng cường tiếp cận với công nghệ quân sự của phương Tây
Nền công nghiệp trong nước của Việt Nam bị giới hạn khả năng tạo cơ hội cho một số lượng đáng kể OEM nước ngoài liên doạnh trong thị trường quốc phòng nội địa.
Công nghiệp quốc phòng trong nước phần lớn bị chi phối bởi các nhà cung cấp thiết bị quân sự của Nga, nhưng trong thời kỳ dự báo, các nhà cung cấp châu Âu dự kiến sẽ tham gia vào thị trường quốc phòng Việt Nam qua các thỏa thuận mua bán trực tiếp đối với đề xuất các hệ thống phòng thủ tiên tiến.
Hơn nữa, Việt Nam hay làm việc theo cách chính phủ làm việc với chính phủ để giao dịch trong việc mua sắm các hệ thống phòng thủ.
Tổng công ty xuất nhập khẩu Vạn Xuân (VAXUCO), một công ty nhập khẩu trang thiết bị quân sự đại diện cho Bộ Quốc phòng Việt Nam (MOD), VAXUCO được ủy quyền để ký kết các thỏa thuận mua bán quân sự thay mặt cho MOD. Do đó việc phát triển các mối quan hệ chính phủ – chính phủ dự kiến sẽ mở ra cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất vũ khí phương Tây.
Điển hình là trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường thảo luận với các nhà cung cấp trang thiết bị quân sự của phương Tây, như việc đặt mua 6 thủy phi cơ tuần thám biển Twin Otter của Canada, 3 máy bay tuần thám biển C-212-400 của Pháp, một số thiết bị quân sự hiện đại của Israel…Trong tháng 3/2011, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật cấm bán cổ phần của các công ty quốc phòng nhà nước cho doanh nghiệp tư nhân. Điều luật cũng yêu cầu rằng nhà nước sẽ nắm giữ 100% vốn cổ phần trong các doanh nghiệp liên quan đến quốc phòng, an ninh và các doanh nghiệp thương mại quân sự khác.
Điều luật này ngăn cản sự tham gia của tư nhân và cản trở bất kỳ nguồn đầu tư trực tiếp nào của nước ngoài vào lĩnh vực quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, với đường lối phát triển Xã hội chủ nghĩa thì việc quốc hữu hóa hoàn toàn cổ phần các doanh nghiệp công nghiệp – quốc phòng là một trong những yêu cầu quan trọng đối với Việt Nam. Tất cả những bí mật quân sự phải được giữ kín.
iCD Research là một cơ quan nghiên cứu toàn thể về thị trường mua bán cả quân và dân sự trên thế giới, bao gồm cả các nghiên cứu trực tuyến và offline. Các lĩnh vực chuyên môn của iCD Research bao gồm chủ yếu là nghiên cứu trực tuyến, tiếp cận tới từng đối tượng và trên thực địa để đưa ra đánh giá khách quan và chân thật nhất.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ để làm gì?

 Mỹ vì lý do tài chính buộc phải cắt giảm kinh phí đóng tàu cho hải quân, còn Trung Quốc khởi động những chương trình mới để tăng cường số và chất lượng hải quân của họ.

Mục đích chủ yếu của Bắc Kinh, theo các nhà phân tích phương Tây, là rõ ràng: Trung Quốc trong tương lai sẽ cố giành vị trí cường quốc hải quân hàng đầu của Mỹ, đúng hơn là họ sẽ cố hất cẳng Mỹ khỏi đại dương thế giới. 

Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS ở London, có thể coi việc công ty Hudong-Zhonghua Shipbuilding bắt đầu đóng ở Thượng Hải tàu đốc đổ bộ lớp 071 thứ tư có lượng giãn nước 20.000 tấn là bằng chứng khẳng định điều dod. Các tàu lớp này là tàu có trọng tải lớn nhất trong số các loại tàu được thiết kế và đóng tại Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện đang tiếp tục chạy thử không được tính vì nó là tàu cũ do Liên Xô thiết kế, được mua lại từ Ukraine và chỉ được đóng hoàn thiện và nâng cấp tại Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu đổ bộ lớn gồm các tàu trọng tải lớn cho thấy rõ ý đồ tăng cường sức mạnh hải quân. Nếu cần tiến hành các chiến dịch quân sự “phẫu thuật” thì không thể không dùng các tàu đổ bộ”, chuyên gia hàng đầu của IISS Christian Le Mière nhận định. 

Theo các đồng nghiệp của Le Mière, Trung Quốc ‘đang chuẩn bị làm gia tăng căng thẳng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà theo dự báo khu vực này sẽ trở thành một trong những trung tâm xung đột quốc tế chủ yếu trong những thập niên tới. 


Những người ủng hộ quan điểm này tìm thấy bằng chứng xác nhận ở việc thay đổi học thuyết quân sự của Trung Quốc vốn trước đây chủ yếu tập trung vào các hành động trong điều kiện phát sinh căng thẳng ở khu vực eo biển Đài Loan. 

Hiện nay, sự can thiệp của hải quân có thể cần đến trong các tình huống tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, cũng như trong tình huống tranh chấp do những yêu sách của Trung Quốc đối với các quần đảo nguồn giàu tài nguyên năng lượng ở Biển Đông mà Việt Nam, Philippines và các nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền. 

Nhận thấy khả năng các tranh chấp lãnh thổ ở đây trong tương lai có thể bị giải quyết bằng quân sự, Mỹ đang vội vã triển khai tại “ngã tư hàng hải” này các binh đoàn tàu đổ bộ của mình đóng tại Singapore và không loại trừ là cả ở Philippines.

Câu trả lời có thể của Trung Quốc, theo các chuyên gia ở London, sẽ là tung các tàu đốc đổ bộ 071 đến khu vực này. 

Chương trình đóng tàu đổ bộ Trung Quốc trù tính đóng 8 tàu này. Tàu đầu tiên Côn Luân Sơn (Kunlunshan) lớp 071 hiện đã được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc và đóng ở Ấn Độ Dương. 

Với sự gia tăng tiến độ đóng tàu, có thể dự đoán rằng, tàu thứ ba và tàu thứ tư lớp 071 có thể được nhận vào trang bị ít nhất trong 5 tháng tới.

Mỗi tàu lớp này có khả năng chở đến 800 quân, có thể sử dụng các xuồng đệm khí bố trí trong khoang ụ tàu để đổ quân lên bờ biển, cũng như một trực thăng trên hạm.

Hải quân Trung Quốc từ lâu đã không còn là quân chủng kém phát triển, chỉ dùng để phòng thủ bờ biển. 

Theo thông tin của Mỹ, trong biên chế của hải quân Trung Quốc hiện có 75 tàu chiến các lớp chính, được trang bị tên lửa hiện đại các loại, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ vừa và lớn và gần 85 tàu tên lửa nhỏ. 

Học thuyết quân sự Trung Quốc xác định tiếp tục phát triển hải quân, để nếu cần còn bảo đảm an ninh cho 800.000 công nhân Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như bảo vệ hạm đội thương thuyến dân sự với số lượng đang liên tục tăng của họ. Hiện nay, công nghiệp đóng tàu Trung Quốc được coi là đứng thứ ba thế giới, đẩy Hàn Quốc khỏi vị trí này.

Các chuyên gia IISS cho rằng, việc tăng tốc độ đóng và đưa vào sử dụng các tàu đổ bộ lớp 071 còn có lý do là các tàu này sẽ thể hiện sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương tốt hơn các chiến hạm. 

Chẳng hạn, có thể sử dụng chúng hiệu quả khi tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp, điều các tàu Hạm đội 7 Mỹ đã thể hiện vào năm 2004 tại Ấn Độ Dương. 

Việc các tàu này tham gia cứu trợ dân chúng các nước ven biển chịu thảm họa sóng thần đã cho phép Mỹ giành thiện cảm của các nước này, cũng như cải thiện vị thế của họ tại khu vực quan trọng chiến lược này.
  • Nguồn: Arms-Tass, 16.2.12.

Các cụm tàu sân bay tiến công - toàn bộ sức mạnh của Mỹ

Các cụm tàu sân bay tiến công (CSG) là một trong những thành tố quan trọng nhất của hạm đội Mỹ và về bản chất là một binh chủng đặc thù của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay - nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ
Các CSG hợp nhất trong thành phần của mình các tàu sân bay đa nhiệm và các phi đoàn không quân trên hạm, cũng như các chiến hạm (tên lửa) mặt nước và tàu ngầm đa nhiệm với tư cách các lực lượng bảo vệ và bảo đảm chiến đấu.

Biên chế chiến đấu hiện tại và tương lai của các CSG của Hải quân Mỹ 
Giới lãnh đạo nước Mỹ và quân đội Mỹ trù tính sự hiện diện trong biên chế chiến đấu của hải quân thường trực không dưới 11 tàu sân bay hạng nặng, kể cả trong tương lai dài hạn (ít nhất trong 30 năm tới). 

Số lượng tàu sân bay đó, theo tính toán của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, sẽ bảo đảm cả cho việc triển khai theo kế hoạch cũng như triển khai khẩn cấp các CSG để trực chiến trong thành phần tất cả các hạm đội tác chiến hiện có và bảo đảm cho hải quân hoàn thành toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ đặt ra được quy định bởi học thuyết quân sự quốc gia và chiến lược hải quân hiện hành của Mỹ.

(Thời hạn dự kiến đóng và đưa vào biên chế chiến đấu các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford có thể thay đổi do sự cắt giảm chi phí quân sự của Mỹ)

Số hiệu Khởi đóng Chuyển giao 
CVN-78 Gerald R. Ford2008        2015
CVN-79                           2012     2019
CVN-802016    2023
CVN-8120212028
CVN-822025        2032
CVN-832029         2036     
CVN-84 20342041
CVN-852038 2045
CVN-8620422049
CVN-8720472054
CVN-88  20512058
        
Các tàu sân bay đa nhiệm với các máy bay chiến đấu và trực thăng triển khai trên boong (75-85 chiếc) trong thành phần phi đoàn không quân trên hạm là hạt nhân của các binh đoàn tàu sân bay tiến công và các CSG của các hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ triển khai theo kế hoạch và thường xuyên ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

Trong thế kỷ XXI, cũng như trong quá khứ, các tàu sân bay hiện hữu trong biên chế của các lực lượng hải quân tại các vùng biển và đại dương sẽ vẫn là phương tiện quan trọng nhất để giành quyền thống trị trên biển và ưu thế trê không trong các cuộc xung đột quân sự.

Trong 11 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ gồm 10 tàu lớp Nimitz và 1 tàu Enterprise. Tàu sân bay thứ 10 lớp Nimitz là tàu George Bush (CVN-77) đã được bàn giao cho hạm đội Mỹ vào tháng 1.2009. Đồng thời tàu sân bay thông thường cuối cùng Kitty Hawk (CV-63) đã bị loại khỏi biên chế Hải quân Mỹ.

Thiết kế của tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm George Bush đã vân dụng những yếu tố kết cấu và công nghệ cho phép xem nó là tàu sân bay quá độ sang đóng các tàu sân bay thế hệ mới CVN-21 trong thế kỷ XXI. Tàu sân bay đầu tiên của thiết kế mới là tàu Gerald R. Ford (CVN-78) đã được khởi đóng vào năm 2008 với thời hạn bàn giao dự định vào cuối năm 2015.

Bởi lẽ vào năm 2013 dự định loại khỏi biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ tàu sân bay Enterprise (CVN-65), nên trong thời gian gần 33 tháng (từ năm 2013-2015) sẽ chỉ còn 10 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm. 

Việc kéo dài thêm 2-3 năm phục vụ của tàu sân bay này, vốn đã hầu như hết hoàn toàn dự trữ khai thác, bị Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ coi là không hợp lý về kinh tế trong khi duy trì thời hạn, nhịp độ và khối lượng tài trợ dự kiến cho việc đóng tàu sân bay CVN-78.

Trong tương lai, các tàu lớp Nimitz sẽ lần lượt, khi hết dự trữ khai thác (45-50 năm), sẽ được thay thế bằng các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford, nhờ đó sẽ bảo đảm việc thành lập ổn định trong biên chế chiến đấu của hạm đội Mỹ không dưới 11 CSG.

Toàn bộ 11 tàu sân bay lớp Gerald R. Ford dự định đóng và bàn giao cho Hải quân Mỹ cứ 5 năm/1 tàu. Tuy nhiên, các phương án đẩy nhanh nhịp độ đóng tàu sân bay (4 năm/tàu) với tính toán để trong 30 năm tới đóng 7 tàu loại này, để bảo đảm thay thế kịp thời các tàu sân bay mà thời hạn phục vụ đang kết thúc bằng các tàu mới và duy trì tổng số tàu ở mức cần thiết (xét đến thời gian sử dụng 45-50 năm).

Đồng thời, theo quy định về sẵn sàng kỹ thuật tàu sân bay của hạm đội Mỹ, mỗi tàu sân bay khi hết khoảng một nửa thời hạn sử dụng (25 năm) lại được đại tu (trong thời gian đến 3,5 năm) có nạp lại nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và trong thời gian này bị đưa khỏi biên chế chiến đấu của hạm đội. 

Các tàu đầu tiên được đại tu như vậy từ năn 1998-2005 là tàu Nimitz (CVN-68) và Dwight Eisenhower (CVN-69). Tàu thứ ba, Carl Vinson (CVN-70) được đưa vào đại tu ngày 11.11.2005 và hoàn thành đại tu vào giữa năm 2009. Chi phí sửa chữa tại xưởng đóng tàu Newport News, bang Virginia do công ty Northrop Grumman Shipbuilding tiến hành là hơn 2,89 tỷ USD. 

Theo các nhà thiết kế, ở tầu sân bay đầu tiên lớp Gerald R. Ford (CVN-78), cấu tạo thân tàu vẫn như ở tàu CVN-77, nhưng nó sẽ được trang bị động cơ hạt nhân mới và các máy phóng máy bay điện từ, bảo đảm tốc độ cất cánh cho máy bay có trọng lượng 45 tấn đến 130 hải lý/h. 

Boong bay kích thước lớn hơn cho phép bố trí và khai thác chiến đấu bất kỳ máy bay, trực thăng và máy bay không người lái nào trong tương lai sẽ được đưa vào biên chế các phi đoàn trên hạm.

 Quân số thủy thủ đoàn của các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford và lực lượng phi công của các phi đoàn trên các tàu này dự kiến giảm từ 5.500 xuống còn khoảng 4.300 người. Tàu sẽ có lượng giãn nước không dưới 100.000 tấn.

Thời gian bắt đầu đóng tàu thứ hai lớp này CVN-79 đã bị lùi từ năm 2011 sang năm 2012 (phải bàn giao nó cho hạm đội vào năm 2020). Cấu trúc thân tàu sẽ có những thay đổi kết cấu lớn. Tàu cũng sẽ được trang bị hệ thống cáp hãm đà điện từ mới bảo đảm cho máy bay hạ cánh lên boong.

Trên các tàu sân bay thế hệ mới, công tác tổ chức bảo dưỡng máy bay sẽ có thay đổi đáng kể, cho phép giảm nhiều thời gian chuẩn bị cho máy bay xuất kích chiến đấu. Số lượng phi xuất tối đa cũng sẽ tăng lên từ 120 trên tàu lớp Nimitz lên đến 160 trên tàu lớp Gerald R. Ford.

Theo tổ chức hành chính của Hải quân Mỹ, các tàu sân bay nằm trong biên chế các binh đoàn không quân trên hạm của hạm đội - các CSG. Trong cơ cấu của Hạm đội Đại Tây Dương hiện có các CSG 2, 8, 10 và 12, còn Hạm đội Thái Bình Dương có các CSG 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Ngoài các tàu sân bay, các CSG còn được biên chế các tàu tuần dương tên lửa (lớp Ticonderoga) từ biên chế lực lượng tàu nổi của hạm đội. 

Khi xây dựng các CSG nêu trên trước khi triển khai trực chiến hay khi thực hiện quy trình huấn luyện chiến đấu trong các cuộc tập trận, chúng được biên chế các tàu bảo vệ và bảo đảm chiến đấu. Khi ra khơi, các tàu sân bay nhận lên boong các máy bay thuộc các phi đội trong phi đoàn trên tàu.

Không quân trên tàu sân bay là lực lượng tấn công quan trọng nhất của không quân hạm đội Mỹ và gồm 1.117 máy bay, trực thăng của lực lượng thường trực và đến 70 của lực lượng dự bị. 

Ngoài ra, 182 máy bay tiêm-cường kích và 24 máy bay tác chiến điện tử của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) có thể sử dụng từ boong tàu sân bay (lực lượng dự bị có 48 máy bay). 

Theo cơ cấu hành chính của Hải quân Mỹ, các phi đội và trực thăng trên hạm nằm trong biên chế các binh đoàn không quân (phi đoàn) không quân của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Mỹ đang tiến hành hoàn thiện về chất đội máy bay, trực thăng của không quân hải quân trong khuôn khổ một số chương trình tương lai.

Chương trình quan trọng nhất trong số đó là phát triển tiêm kích đa nhiệm F-35C và F-35B Lightning II đang được chế tạo theo chương trình JSF ở biến thể trên tàu sân bay (CV) và biến thể cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng (dành cho USMC). Mỹ dự kiến mu cho Hải quân và USMC tổng cộng 480 máy bay để thay thế các tiêm-cường kích F/A-18 Hornet đời cũ và các cường kích AV-8B Harrier. Điều này được cho là sẽ tạo điều kiện tích hợp không quân Hải quân Mỹ và không quân USMC sau này.

Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tục mua sắm cho không quân Hải quân các máy bay tiêm-cường kích F/A-18 Super Hornet thuộc 2 biến thể (F/A-18C/D). Đến nay, đã có 20 trong số 30 phi đội tiêm-cường kích của không quân trên hạm đã được trang bị lại bằng các máy bay mới (Hải quân Mỹ đã nhận được 280 chiếc F/A-18E/F). Đến năm 2015, dự kiến mua tổng cộng 548 máy bay (260 F/A-18E và 288 F/A-18F).

Trên cơ sở F/A-18F, đã phát triển và đưa vào trang bị máy bay tác chiến điện tử mới EF-18G Growler. Hải quân Mỹ dự định mua 90 máy bay này. Vào năm 2015, chúng sẽ thay thế hoàn toàn các máy bay tác chiến điện tử lạc hậu ЕА-6В Prowler.

Vào năm 2015, 75 máy bay chỉ huy/báo động sớm biến thể mới E-2D Super Hawkeye sẽ được chuyển giao để thay thế các máy bay cùng loại hiện có Е-2С Hawkeye.

Đội trực thăng hải quân dự định cũng được đổi mới cơ bản. Đến năm 2012, dự định mua 237 trực thăng chiến đấu MH-60S Night Hawk (96 chiếc đã được chuyển giao và biên chế cho 10 phi đội thuộc các phi đoàn của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương). Trực thăng MH-60S dùng để thay thế nhiều loại trực thăng vận tải (СН-46, HH-1N, UH-3H, НН-60Н) trong biên chế không quân bảo đảm của Hải quân Mỹ và có thể cả các trực thăng quét lôi МН-53Е.

Vào năm 2015, không quân Hải quân Mỹ sẽ nhận được 254 trực thăng đa nhiệm MH-60R Striker Hawk để thay thế các trực thăng chống ngầm SH-60F, SH-60B, cũng như các trực thăng bảo đảm chiến đấu НН-60Н. Hiện thời mới chỉ có 12 trực thăng MH-60R đầu tiên được đưa vào biên chế phi đội huấn luyện-chiến đấu số 41 của không quân Hạm đội Thái Bình Dương.

Việc đưa vào trang bị các trực thăng MH-60R và MH-60S sẽ mở rộng khả năng chiến đấu và nâng cao hiệu quả của không quân trực thăng hải quân trong giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, cũng như sẽ làm giảm mạnh chủng loại trực thăng.

Phân tích các chương trình hoàn thiện về chất đội máy bay và trực thăng hải quân Mỹ cho thấy, trong tương lai gần, sẽ không có các thay đổi đặc biệt trong biên chế chiến đấu và số lượng của không quân hải quân. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, đội máy bay sẽ được đổi mới đáng kể (khoảng 80%) và đội trực thăng sẽ được đổi mới 90-100%. 

Dự kiến, việc đưa vào trang bị không quân hải quân các máy bay, trang thiết bị vô tuyến điện tử hàng không và vũ khí chính xác cao thế hệ mới sẽ cho phép nâng cao cơ bản khả năng tấn công, kể khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhóm trong một lần xuất kích. Các lực lượng tiến công của không quân hải quân và viễn chinh (với lực lượng máy bay của USMC) có thể tấn công mấy trăm mục tiêu. Tiềm lực tấn công của mỗi máy bay sẽ được nâng cao, trong đó có các máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới có những khả năng lớn hơn so với các loại máy bay cũ không chỉ trong việc chế áp các phương tiện và hệ thống vô tuyến điện tử của đối phương mà còn tiêu diệt chúng khi cần bằng các đòn tấn công độc lập bằng tên lửa, bom.

Việc sử dụng chiến đấu các lực lượng tàu sân bay xung kích của Hải quân Mỹ thường được trù định trong thành phần các CSG (hay các binh đoàn tàu sân bay chiến đấu) của các hạm đội tác chiến được triển khai thường xuyên ở những khu vực khủng hoảng nhất của đại dương thế giới (tại vịnh Persique và biển Arab, Địa Trung Hải và tây Thái Bình Dương).

Khi bắt đầu triển khai trực chiến (trong biên chế các hạm đội 5, 6 và 7) hoặc để tiến hành các cuộc tập trận lớn (trong quy trình huấn luyện chiến đấu trong biên chế các hạm đội 2, 3 và 4) trên cơ sở các binh đoàn không quân trên hạm của Hải quân (các CSG-1-3, 5-12) thành lập các CSG tác chiến. Trong thành phần của mỗi CSG ngoài 1 tàu sân bay và 1 tàu tuần dương tên lửa còn có 2 tàu khu trục và 1 tàu frigate tên lửa, cũng như 1 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm (khi cần) và 1 tàu vận tải hậu cần vạn năng.

Khi rời căn cứ ra biển, tàu sân bay nhận lên boong phi đoàn được biên chế cho nó. Bởi lẽ, thường xuyên có 1 trong 11 tàu sân bay được đại tu định kỳ, trong hải quân thường trực trù tính thành lập 10 phi đoàn không quân hải quân như vậy (CVW-1, -2, -3, -5, -7, -8, -9, -11, -14 và -17) của Hạm đội Đại Tây Dương triển khai tại các căn cứ không quân Oceana, bang Virginia và của Hạm đội Thái Bình Dương tại căn cứ không quân Lemoore, Califonia), Phi đoàn 5 được biên chế cho căn cứ không quân Atsugi, Nhật Bản.

Hiện nay, được triển khai trực chiến theo kiểu luận viên có 2-3 CSG (thời hạn đến 6 tháng): 1-2 CSG trong biên chế Hạm đội 5 ở vịnh Persique/biển Arab và 1 CSG trong biên chế Hạm đội 6 ở Địa Trung Hải. Một CSG (với tàu sân bay George Washington và Phi đoàn 5) từ năm 2009 được biên chế thường xuyên (trong thời hạn 10-11 năm) cho Lực lượng đặc nhiệm 77 của Hạm đội 7 ở tây Thái Bình Dương. 

Ngoài ra, 1-3 CSG thỉnh thoảng tham gia các cuộc tập trần lớn theo kế hoạch của Hải quân Mỹ trong biên chế Hạm đội II hay hạm đội tiến công của hải quân liên quân NATO ở Đại Tây Dương, tại khu vực Trung Mỹ (trong biên chế Hạm đội 4) hay ở Thái Bình Dương (trong biên chế Hạm đội 3), cũng như trong các cuộc diễn tập kiểm tra trong chu trình huấn luyện chiến đấu và trong kế hoạch chuẩn bị cho lần triển khai tác chiến mới.

Đồng thời, theo kế hoạch triển khai nhanh các lực lượng hải quân (FRP - Fleet Response Plan) do Bộ tham mưu Hải quân Mỹ soạn thảo, có dự kiến   triển khai khẩn cấp cùng lúc 6 CSG (trong vòng 30 ngày đêm) và thêm 2 CSG nữa trong 90 ngày đêm tiếp theo. Phương thức triển khai này đã được kiểm tra đầy đủ trong các cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây của Hải quân Mỹ có sự tham gia của hải quân NATO Summer Pulse 2004 và từ đó được cấp kinh phí định kỳ theo một mục trong ngân sách của Hải quân Mỹ.

Nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng như thế của các CSG, dự kiến giảm thời gian sửa chữa định kỳ và luyện tập toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu cho lần hành quân mới từ 18 tháng xuống còn 9 tháng cho các tàu sân bay trở về sau khi trực chiến trong biên chế các cụm lực lượng tuyến đầu của hải quân. 

Trong thời gian này, thường có 3-4 CSG nằm trong biên chế các cụm lực lượng hải quân tuyến đầu, 4 CSG khác có thể được cử khẩn cấp đến bất cứ vùng biển/đại dương nào để làm nhiệm vụ đặt ra hay tăng cường các lực lượng hải quân triển khai ở các khu vực tuyến đầu.

Theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, trong điều kiện chiến đấu, mỗi tàu sân bay loại mới Gerald R. Ford khi có phi đoàn với 80 máy bay và trực thăng, trong đó có 44-48 máy bay tiêm-cường kích, sẽ phải bảo đảm được đến 160 phi xuất trong chu trình tác chiến 12 giờ. Trong điều kiện khẩn cấp, sẽ phải bảo đảm được đến 270 phi xuất chiến đấu/ngày đêm, nhưng khi đó trù tính tăng quân số bay-kỹ thuật và bảo đảm của phi đoàn và tàu sân bay.

Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ cho rằng, trong tương lai cùng với sự gia tăng đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích quốc gia Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cụ thể là từ phía Trung Quốc, cần tăng cường lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực này. 

Thỉnh thoảng, các chương trình hoàn thiện các CSG bị chỉ trích từ phía nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ. Họ cho rằng, việc duy trìn trong biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ 11 tàu sân bay hạt nhân và số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng tương ứng tốn quá nhiều chi phí và làm hạn chế kinh phí cấp cho các chương trình ưu tiên khác (cụ thể là đóng các tàu ngầm hạt nhân). 

Họ cho rằng, chỉ cần 7-8 tàu sân bay thế hệ gần đây nhất và số máy bay mới và vũ khí trang bị hiện đại đang được trang bị cho không quân hải quân là đủ để phối hợp với không quân chiến thuật và không quân chiến lược Mỹ hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu đặt ra cho Hải quân Mỹ. 

Tuy nhiên, các chương trình ngân sách của Hải quân Mỹ những năm gần đây vẫn nhất quán giữ định hướng như cũ.
  • Nguồn: ZVO, Hvylya, 20.1.2012.

Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam

 Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu pháo HQ-272 do Công ty đóng tàu Hồng Hà đóng theo thiết kế dựa trên "thiết kế sơ bộ của nước ngoài". Một số nguồn tin nước ngoài khẳng định đó là thiết kế của Nga, song có nguồn lại cho đó là thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine.
HQ-272 chạy thử nghiệm trên biển
Theo báo chí Việt Nam, sáng 16.1.2012, tại thành phố Hải Phòng, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận tàu pháo HQ-272, tàu đầu tiên thuộc lớp TT400TP, do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy 173, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ở Hải Phòng đóng.

Như tin đã đưa, lớp ТТ400ТР được công ty Hồng Hà phát triển trên cơ sở “thiết kế sơ bộ mua của nước ngoài”. Hãng đóng tàu Việt Nam không giấu giếm việc các chuyên gia của họ đã được đào tạo ở nước ngoài, nhưng không nói nước nào.

Một số nguồn tin Nga cho rằng, thiết kế này do Công ty cổ phần “Viện thiết kế hàng hải trung ương TsMKB Almaz” của Nga phát triển trên cơ sở thiết kế tàu tên lửa Projekt 1041.2 Svetlyak mà Nga đã bán cho Việt Nam. Theo Armstrade, TT400TP giống với thiết kế Projekt 10412 và BPS-500.

Armstrade cho biết, Việt Nam đang thực hiện với sự hỗ trợ của các nhà thiết kế Nga các dự án đóng 2 loại tàu cho Hải quân là tàu tuần tra dài 54 m và tàu đổ bộ dài 71 m. Có lẽ tàu tuần tra dài 54 m chính là nói đến TT400TP?

Theo bmpd ngày 29.1, thì thiết kế TT400TP có thể dựa trên thiết kế tàu tuần tra Lan (có nguồn viết là Lan A) do Trung tâm Nghiên cứu thiết kế đóng tàu ở Nikolayev, Ukraine phát triển dưới sự bảo trợ của liên doanh Anh-Ukraine Fast Craft Naval Supplies (UK) Limited (http://www.fastcraftnavalsupplies.com/) và đang được liên doanh này xúc tiến thương mại. Thực tế liên doanh này do hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukrspecexport cùng với các đối tác Anh và Thổ Nhĩ Kỳ thành lập để xúc tiến các sản phẩm của ngành đóng tàu quân sự Ukraine ở các nước thứ ba.
HQ-272 đang chạy thử nghiệm (trên) và tại lễ bàn giao (giữa) và hình ảnh thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine
Hai tàu tuần tra lớp Projekt 10412 mang số hiệu nhà máy 044, 045 tại Nga 
trước khi bàn giao cho Việt Nam ngày 20.10.2011
Qua các hình ảnh đăng tải công khai bởi báo chí Việt Nam và nước ngoài trên đây, có thể thấy HQ-272 rất giống thiết kês Lan của Ukraine và không giống lắm thiết kế Projekt 10412 của Nga.
Tàu chiến HQ 272 tại lễ bàn giao
Nguồn tin này cũng cho biết, trước khi đóng HQ-272 cho Hải quân Việt Nam, công ty Hồng Hà còn đóng 3 tàu theo cùng thiết kế nhưng với hệ thống vũ khí rút gọn (mỗi tàu được trang bị 2 ụ pháo 2 nòng 25 mm 2М-3М) cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Thiết kế này được thực hiện ở Việt Nam với sự trung gian của Ukrinmash. Các tàu Việt Nam cũng được trang bị hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М của Viện nghiên cứu Kvant-Radilokatsya ở Kiev.
Tàu chiến mang số hiệu 4031 của Cảnh sát Biển Việt Nam 
cũng được cho là được Việt Nam đóng theo thiết kế Lan của Ukraine
Trước đó, báo chí Việt Nam đưa tin, HQ 272 được khởi đóng từ ngày 22.4.2009, theo phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới... Cuối tháng 9.2011, tàu chính thức được nghiệm thu thành công.

Sau thời gian đóng 2 năm, HQ-272 đã chạy thử và bắn nghiệm thu đạn thật, mọi thông số đều đảm bảo theo thiết kế. Tàu được Quân chủng Hải quân, các cơ quan thiết kế và Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đạt được đầy đủ tính năng kỹ-chiến thuật theo phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Giám đốc hãng đóng tàu Nguyễn Văn Cường, giá của một tàu TT400TP ước khoảng 1 triệu USD, trong khi một tàu tương tự trên thị trường thế giới có giá đến 10 triệu USD. Nhưng theo đánh giá của Jane’s, giá một tàu như vậy là 15-20 triệu USD.

Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân, cho biết, tàu HQ-272 sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Việt Nam và quan trọng nhất là Việt Nam từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, nhiệm vụ của HQ-272 là tuần tiễu tại vùng biển Việt Nam. Tàu sẽ thực hiện những chuyến tuần tra nhằm bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.

Theo Armstrade, nhiệm vụ chính của TT400TP là tác chiến chống tàu nổi đối phương, bảo vệ căn cứ chống tàu đổ bộ, hộ tống tàu dân sự và tuần tra vùng biển chủ quyền.
Từ trên xuống: buồng lái, bàn điều khiển radar và pháo hạm Ak-176 trên HQ-271
Tàu có thiết kế rất hiện đại, có nhiều đặc tính ưu việt khi tác chiến trên biển, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại như: pháo AK-176, pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,... Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.

Còn theo bmpd, thiết kế ТТ400ТР được Việt Nam phát triển từ năm 2006. Tàu đầu tiên HQ-272 được khởi đóng tại Công ty Hồng Hà ngày 22.4.2009, hạ thủy ngày 8.5.2011 và bàn giao để thử nghiệm vào tháng 6.2011, ngày 16.1.2012 được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam. 

Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, mớn nước 2,7 m, tốc độ đến 32 hải lý/h. Lượng giãn nước đầy đủ 400 tấn, cự ly hành trình 2.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm.

TT400TP được trang bị các hệ thống điều khiển động cơ, chỉ huy chiến đấu và dập lửa hiện đại. Theo các bức ảnh, có thể đoán, tàu được trang bị 2 động cơ diesel, vũ khí phần lớn có nguồn gốc Nga.

Tàu được trang bị một số loại vũ khí Nga như 1 ụ pháo tự động vạn năng 76 mm АК-176 và 1 ụ pháo tự động vạn năng 6 nòng 30 mm АК-630 với hệ thống radar điều khiển hỏa lực (có thể là MR-123-02 Bagira) lắp trên cột tàu với máy đo xa laser và radar dẫn đường Furuno. Tàu còn được trang bị các súng máy và các bệ phóng tên lửa phòng không mang vác Igla. Trên mạn phải có giá xếp một xuồng cao su.

Trên hai bức ảnh chụp HQ-272 tại lễ bàn giao thấy rõ bên cạnh tàu này là một tàu cùng loại mà bề ngoài dường như đã đóng xong. Có tin Việt Nam có kế hoạch đóng tàu thứ ba.

Theo Jane’s Navy International, Việt Nam đang đóng tàu thứ hai lớp TT400TP và dự định đóng tàu thứ ba, có lẽ là theo thiết kế cải tiến trên cơ sở sử dụng kinh nghiệm thu được và các công nghệ nội địa. 

Báo chí Việt Nam cũng đưa tin HQ-272 đây là tàu chiến (hiện đại) đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Nhưng theo bmpd, thực chất, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam có lịch sử khá lâu dài và HQ-272 không phải là sản phẩm đầu tiên của họ. 

Trong những năm 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở thành phố Hồ Chí Minh đã đóng 2 tàu tuần tra HQ-251 (lớp ТР-01) và HQ-253 (lớp cải tiến ТР-01М) bề ngoài giống với các tàu lớp 062 của Trung Quốc và các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Projekt 201М của Liên Xô.
HQ-252 và HQ-253 - những chiến hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng
Sau đó, Việt Nam đã đóng các tàu tuần tra và đổ bộ cỡ nhỏ. Năm 1996-2001, theo thiết kế và với sự giúp đỡ của Viện thiết kế Phương Bắc (SPKB) của Nga, Nhà máy Ba Son đã đóng tàu tên lửa HQ-381 lớp BPS-500. Nhưng có lẽ do thiết kế này kém thành công nên Việt Nam đã quyết định bắt đầu đóng tại Nhà máy Ba Son theo giấy phép của Nga các tàu tên lửa lớp Projekt 1241.8.
Xuồng đổ bộ ST1200 do Việt Nam đóng. Công ty 189 ở Hải Phòng đang đóng các xuồng đổ bộ ST1200. Biến thể dân sự của ST1200 có tên ST1200CN. ST1200 có chiều dài 12,80 m; chiều rộng 3,60 m; mớn nước 0,45 m; chở được 31 người; trọng tải 2,5 tấn, tốc độ 30 hải lý/h; động cơ Yamaha 420 - 2x240CV; vỏ tàu bằng nhôm
Năm 2011, Nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phóng đã đóng hoàn thành tàu vận tải HQ-571 Trường Sa mà người ta dự đoán là theo thiết kế của tập đoàn đóng tàu Hà Lan Damen. Theo Jane’s, HQ-571 Trường Sa là tàu đổ bộ nội địa đầu tiên của Việt Nam mà theo Bộ Quốc phòng Việt Nam là tàu lớn nhất được thiết kế và đóng ở Việt Nam, được hạ thủy tại Nhà máy Z189 ở Hải Phòng ngày 5.10.2011. Tàu được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam vào đầu năm 2012.

HQ-571 có lượng giãn nước gần 2.000 tấn. có thể chở 180 người, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, cự ly hành trình 2500 hải lý, thời gian đi biển đến 40 ngày đêm. 
HQ-571 Trường Sa - tàu đổ bộ cỡ lớn đầu tiên của Việt Nam
  • Nguồn: Thông tin và ảnh trích từ QĐND, VNE, VOV, 16.1.12, Armstrade, 18.1.12, bmpd, 18, 29.1.12, baodatviet.vn, dtinews.vn, MP, fastcraftnavalsupplies.com, giaoduc.vn, 189shipbuilding.com.vn.